Hướng dẫn vẽ sơ đồ kệ kho thiết bị đơn giản nhất

Sơ đồ kệ kho thiết bị là bước đầu tiên trong quy trình sắp xếp rack kệ ở kho. Sơ đồ hợp lý giúp người dùng tận dụng tối đa kho, đem lại hiệu quả cao. Vậy sơ đồ kệ kho thiết bị là gì? Làm thế nào để vẽ sơ đồ kệ kho thiết bị hiệu quả? Cùng V-Box cách vẽ sơ đồ kệ kho thiết bị qua bài viết sau.

Sơ đồ kệ kho thiết bị là gì?

so-do-ke-kho-thiet-bi-1
Sơ đồ kho thiết bị là gì?

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ sơ đồ được tạo ra giúp người sử dụng kho bố trí hợp lý kho kệ. Sơ đồ kho kệ sẽ thể hiện rõ các khu vực có trong một kho hàng như khu vực quản soát, khu vực sắp xếp hàng, khu vực để xe nâng đỡ hàng hóa,… Cửa ra vào, cửa sổ, lối đi giữa các kho kệ cũng được thể hiện rõ ràng trên sơ đồ.

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ cho thuê kho bãi

Sự cần thiết của sơ đồ kệ kho thiết bị 

Kho hàng bố trí không hợp lý không chỉ tốn diện tích, tốn kém chi phí mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc. Thiết kế sơ đồ kệ kho được xem như bước chuẩn bị trước khi thi công lắp đặt hệ rack kệ. Mọi sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng sẽ đem lại kết quả tốt nhất.

Sơ đồ kho thiết bị giúp quá trình quản lý sau hàng hóa dễ dàng hơn. Người giám sát kho căn cứ vào sơ đồ mà sắp xếp, kiểm soát tốt hơn hàng hóa. Tăng tốc độ xử lý, xuất nhập hàng hóa từ đó giúp tăng năng suất lao động.

Kinh nghiệm vẽ sơ đồ kho thiết bị

so-do-ke-kho-thiet-bi-2
Kinh nghiệm vẽ sơ đồ kho thiết bị

Khi thiết kế sơ đồ kho kệ, bạn nên chú ý một vài kinh nghiệm sau để có thiết kế ưng ý nhất:

  • Chọn loại rack kệ trước khi thiết kế để căn chỉnh kích thước chính xác

  • Trao đổi với những người có kinh nghiệm về cách bố trí sơ bộ các khu vực

  • Sơ đồ thiết kế đảm bảo kho hoạt động theo một chu trình khép kín

  • Ưu tiên hàng hóa hay phải di chuyển ở lối đi chính hoặc cửa ra vào

  • Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế

  • Ưu tiên những sơ đồ thiết kế đảm bảo sự linh hoạt theo thời điểm

  • Kiểm tra lại sơ đồ thiết kế trước khi thi công

Các bước thiết kế sơ đồ kệ kho thiết bị

so-do-ke-kho-thiet-bi-3
Các bước thiết kế sơ đồ kệ kho thiết bị

Thiết kế sơ đồ kho kệ không khó. Nếu bạn muốn tự mình thiết kế, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mặt bằng kho

Đối với mỗi công trình xây dựng, khảo sát mặt bằng luôn là đầu tiên và không thể thiếu. Xác định mặt bằng giúp người thiết kế có cái nhìn tổng quát, lên ý tưởng tốt hơn. Do đó, xác định mặt bằng kho trước khi thiết kế sơ đồ là việc làm hết rất cần thiết.

Bạn có thể xác định mặt bằng qua ảnh, bản vẽ mặt bằng. Tốt nhất, bạn nên đo kích thước trực tiếp mặt bằng. Xác định mặt bằng kho giúp người thiết kế bố trí vị trí hợp lý trong thời gian ngắn nhất.

Bước 2: Chọn cách lập sơ đồ kho

Có nhiều cách lập sơ đồ kho kệ khác nhau. Tùy thuộc vào khả năng, tài chính mà mỗi công ty chọn cho mình cách phù hợp. Hiện nay có 3 cách lập sơ đồ kho kệ như sau:

  • Thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp: đơn vị thiết kế chuyên nghiệp có đội ngũ nhân viên tay nghề cao, máy móc thiết kế chuyên nghiệp. Cách này sử dụng cho kho bãi có diện tích lớn.

  • Sử dụng ứng dụng: công nghệ phát triển, trên internet hiện nay có các công cụ thiết kế sơ đồ. Bạn chỉ cần nhập bản vẽ mặt bằng, công cụ sẽ đưa ra sơ đồ thiết kế kho hợp lý. Sẽ có các cấp độ thiết kế từ đơn giản tới tối ưu cho bạn lựa chọn, lựa chọn thiết kế tối ưu bạn sẽ tốn khoản chi phí nhỏ.

  • Tự thiết kế sơ đồ: cách thiết kế này yêu cầu người thiết kế phải có kinh nghiệm quản lý kho bãi. Từ đó nhận ra những hạn chế, khuyết điểm cần tránh. Với những người lần đầu sử dụng kho bãi, chúng tôi khuyên không nên sử dụng cách thiết kế sơ đồ kho kệ này.

Bước 3: Tiến hành thiết kế

Một kho kệ thường có 3 khu vực, do đó trên sơ đồ cũng phải thể hiện đầy đủ

  • Khu vực làm việc (gồm có khu vực nhận hàng, đóng hàng, nâng đỡ, vận chuyển hàng): khu vực này chứa nhiều máy móc, thiết bị nên cần không gian rộng để làm việc. Đối với khu vực nâng đỡ hàng hóa nên chọn vị trí có chiều cao lớn, hạn chế va chạm khi đang nâng đỡ.

  • Khu vực trữ đồ: đây là khu vực cố định bao gồm khu vực các kệ rack. Khu vực trữ đồ nên ở những vị trí thông thoáng, tránh ẩm ướt. Bình cứu hỏa là vật dụng cần thiết ở khu vực này.

  • Khu vực đi lại: bao gồm đường chính, đường phụ. Đường đi trong kho cần đảm bảo đủ rộng để thao tác, đi lại thuận tiện.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thiết kế sơ đồ kệ kho thiết bị mà V-Box muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ của V-Box đã giúp bạn thiết kế cho mình một hệ kho hợp lý.

Viết một bình luận