FIFO là tên gọi của phương pháp quen thuộc để tính giá xuất kho được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy cụ thể cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO là gì? Hãy để chúng tôi gửi đến bạn hướng dẫn cụ thể qua các thông tin dưới đây!
Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nghĩa là gì?
Table of Contents
ToggleFIFO (first-in, first-out) còn được gọi là phương pháp nhập trước xuất trước, có nghĩa là kiểm kê toàn bộ chi phí trong kho với giả định hàng nào nhập trước thì tính trước và xuất trước. Như vậy, hàng hóa vào kho trước thì được xuất ra để bán trước, còn hàng tồn cuối cùng chính là lượng hàng mới nhập ở lần gần nhất.
Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO thường được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, vì nó có tính ổn định và theo trình tự nhất. Khi doanh nghiệp sử dụng FIFO, họ sẽ chỉ phải duy trì một lượng hồ sơ khá ít và không có quá nhiều phát sinh thay đổi.
Hơn nữa, khi xảy ra lạm phát, giá trị hàng tồn kho thường sẽ được ghi nhận cao hơn bình thường. Điều này được lý giải bởi nếu giá thành thị trường tăng thì giá của các mặt hàng mua trước đó đương nhiên sẽ rẻ hơn, làm cho giá vốn hàng hóa giảm và lợi nhuận thu về sẽ rất hấp dẫn.
Ưu – nhược điểm khi dùng phương pháp FIFO để tính giá xuất kho
Khi áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấp nhận những mặt ưu – nhược điểm của phương pháp này như:
Ưu điểm
Doanh nghiệp có khả năng tự ước tính được nhanh chóng giá vốn hàng hóa đã xuất kho theo từng lần xuất.
Kịp thời cung cấp được các số liệu cần thiết cho bên phụ trách kế toán để chuyển số liệu thực tế ngay cho các bên có liên quan và cần thông tin.
Nhờ việc luân chuyển hàng hóa nhanh nên giá trị của hàng tồn thường khá sát so với giá trên thị trường, ngay cả trong trường hợp giá hàng hóa có xu hướng giảm dần.
Nhược điểm
Tính giá xuất hàng hóa theo phương pháp FIFO làm cho doanh thu hiện tại của doanh nghiệp được tạo ra từ những giá trị hàng hóa trước đó, luôn rất khó khớp với các khoản chi phí hiện tại. Hiểu một cách đơn giản, giá cả thị trường luôn có sự thay đổi ít nhiều nên việc sử dụng hàng hóa từ cách đây rất lâu để xuất kho bán cho hiện tại sẽ làm ảnh hưởng đến các chi phí hiện tại.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh số lượng hàng hóa lớn, đa chủng loại thì việc nhập trước xuất trước một cách liên tục sẽ làm cho các nghiệp vụ kế toán và khối lượng hạch toán gia tăng lên rất nhiều.
Áp dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO khi nào?
Dưới đây là các trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO để đạt được hiệu quả quản lý hàng hóa cao hơn:
Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng trong trường hợp giá cả hàng hóa ổn định hoặc có xu hướng giảm.
Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn nhưng lại là hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm,…
Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO qua ví dụ minh họa
Các bước thực hiện
Có 3 bước thực hiện chính để làm tốt phương pháp FIFO khi tính giá xuất kho:
Bước 1: Xác định số lượng nguyên vật liệu theo từng mục đích sử dụng và chủng loại của chúng.
Bước 2: Xác định giá của từng loại nguyên vật liệu sẽ ưu tiên xuất trước.
Bước 3: Xác định tổng số lượng được xuất và tổng số giá trị của nguyên vật liệu sẽ xuất theo lô trước đó.
Ví dụ minh họa
Giả sử chúng ta có số liệu về tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu A trong tháng 06/2022 của công ty X như sau:
– Tồn đầu kỳ : Nguyên vật liệu A 50.000 kg, đơn giá 5.000 đồng/kg
Ngày 05/06/2022 : Nhập 5.000 kg nguyên vật liệu A, đơn giá 6.000 đồng/kg
Ngày 10/06/2022: Xuất 16.000 kg nguyên vật liệu A
Ngày 15/06/2022: Nhập 20.000 kg nguyên vật liệu A, đơn giá 5.500 đồng
Ngày 25/06/2022: Xuất 9.000 kg nguyên vật liệu A
Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO thì đơn giá xuất được thể hiện như sau:
Ngày 10/1/2016 xuất 21.000 kg
+ Đơn giá xuất : 50.000 kg x 5.000 và 1.000 kg x 6.0200
+ Trị giá hàng xuất kho = 50.000 x 5.000 + 1.000 x 6.000 = 256.000.000 đồng
Ngày 25/06/2016 xuất 9.000 kg
+ Đơn giá xuất : 4.500 kg x 6.000 và 4.500 kg x 5.500
+ Trị giá hàng xuất kho = 4.500 x 6.000 + 4.500 x 5.500 = 51.750.000 đồng
Trên đây là hướng dẫn tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO mà bạn có thể áp dụng ngay trong quá trình học tập và làm việc của mình. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về kiến thức lưu kho và xuất kho, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của V-Box nhé!